Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Ức chế bơm proton

1.                  Các thuốc trong nhóm:
-                     Omeprazole
-                     Lansoprazole
-                     Rabeprazole
-                     Esomeprazole
-                     Pantoprazole

2.                  Cơ chế tác động
-                     Dạng tiền dược được hoạt hóa trong môi trường acid tại vi kênh tế bào thành
-                     ức chế không thuận nghịch H+/K+- ATPasetrong giai đoạn cuối của sự tiết acid



3.                  Đặc tính dược động học
-                     Không bền trong acid dịch vị ( phải bào chế dạng viên bao tan trong ruột)
-                     Uống 30 phút trước khi ăn
-                     Hấp thu nhanh tại ruột non, chuyển hóa chủ yếu ở gan
-                     Gắn kết mạnh với protein

Omeprazle
Esomeprazole
Lansoprazole
Pantoprazole
Rabeprazole
Gắn kết protein
95%
97%
97%
98%
96%
Thời gian đạt nồng độ đỉnh
0.5-3.5h
1.5h
1.7h
2.5h
2-5h
T1/2
0.5-1h
1.2-1.5h
1.5h
1h
1-2h

4.                  Sử dụng tri liệu
-                     Viêm loét dạ dày tá tràng
-                     Chứng trào ngược dạ dày thực quản
-                     Bệnh lý tiết quá mức trong hội chứng Zollinger-Ellison
-                     Phối hợp trong điều trị H.pylori

 Omeprazole (abacid, bicasan, drivo)
- Dạng bào chế: Nang 20 mg; lọ 40 mg thuốc bột, kèm 1 ống dung môi 10 ml để pha tiêm
- Cơ chế : Omeprazol ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro - kali adenosin triphosphatase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày
- Liều lượng sử dụng
+ Ðiều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: Liều thường dùng là 20 - 40 mg, uống mỗi ngày một lần, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần; sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20 mg một lần mỗi ngày.
+ Ðiều trị loét: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (trường hợp nặng có thể dùng 40 mg) trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày. Không nên dùng kéo dài hơn thời gian trên
+ Ðiều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Mỗi ngày uống một lần 60 mg (20 - 120 mg mỗi ngày); nếu dùng liều cao hơn 80 mg thì chia ra 2 lần mỗi ngày. Liều lượng cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu có thể kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng. Không được ngừng thuốc đột ngột.
-                     Tác dụng phụ:
Toàn thân: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
 Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng.

     Lansoprazole (Bivilans; Bronpump; Daclansec 30mg)
-                     Dạng bào chế: Viên nang giải phóng chậm (chứa hạt bao, tan trong ruột): 15 mg, 30 mg.
-                     Cơ chế: Lansoprazol liên kết không thuận nghịch với H+/K+ ATPase là một hệ thống enzym có trên bề mặt tế bào thành dạ dày
Lansoprazol có thể ngăn chặn Helicobacter pylori ở người loét dạ dày - tá tràng bị nhiễm xoắn khuẩn này. Nếu phối hợp với một hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn (như amoxicilin, clarithromycin), lansoprazol có thể có hiệu quả trong việc tiệt trừ viêm nhiễm dạ dày do H. pylori.
-                     Liều dùng:
+ Viêm thực quản có trợt loét: Liều người lớn thường dùng 30 mg, 1lần/ngày, trong 4 - 8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa, nếu chưa khỏi.
+ Loét dạ dày: 15 tới 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 - 8 tuần. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.
+Loét tá tràng: 15 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
-                     Dùng phối hợp với amoxicilin và clarithromycin trong điều trị nhiễm H. pylori ở người bệnh loét tá tràng thể hoạt động
-                     Tác dụng phụ:Các phản ứng phụ thường gặp nhất với lansoprazol là ở đường tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có đau đầu, chóng mặt

-                     Tương tác: Lansoprazol được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng lansoprazol cùng với các thuốc khác cũng được chuyển hóa bởi cytochrom P450.






BÀI TẬP: YÊU CẦU NHÂN LỰC ĐỐI VỚI NHÀ THUỐC

A.    YÊU CẦU NHÂN LỰC ĐỐI VỚI NHÀ THUỐC
-           Bán lẻ: 1 nhân lực/ 8h (luật lao động)
-           Chuẩn bị thuốc: 1 nhân lực/ 8h
-           Vệ sinh nhà thuốc: 0.5 nhân lực
-           Bảo quản, kiểm tra v.v: 0.5 nhân lực
Tổng cộng:   ≥ 3 nhân lực/ nhà thuốc.
CÁCH GIẢI QUYẾT
Tuyển thêm 1 dược tá
·         TUYỂN DƯỢC TÁ
Công việc bán thuốc làm việc 12h/ ngày:
-           Sáng: 7h-11h
-          Chiều: 14h-22h
Kỹ năng công việc:
-          Nhanh nhẹn, cần thận, siêng năng, trung thực
-          Biết đọc toa thuốc, tên thuốc
Lương: 2 triệu/ tháng (bao ăn)
B.     YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC
1.      Tất cả nhân viên đều phải
-           được đào tạo về GPP và các qui chế dược liên quan đến lĩnh vực bán lẻ thuốc
-          có đủ sức khỏe
-          không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không đang bị xử lý kỷ luật liên quan đến chuyên môn.
2.      Chủ nhà thuốc hay người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và pháp luật hiện hành
3.      Các nhân viên nhà thuốc (Bán thuốc, bảo quản, quản lý chất lượng) phải có
-          bằng cấp chuyên môn về dược,
-          có thâm niên thực hành tương ứng với công việc được giao
CÁCH GIẢI QUYẾT

Cùng dược tá tham gia lớp tập huấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho người hành nghề  do phòng Quản lý dịch vụ Y tế (Sở Y tế TP.HCM) phối hợp với Hội Dược học tổ chức

(30) Chương trình y tế quốc gia

(29) Tổ chức và quản lý y tế

(28) Đông dược y học cổ truyền

(27) Châm cứu y học cổ truyền

(26) Bệnh học y học cổ truyền

(25) Lý luận y học cổ truyền

(24) Thực hành cộng đồng

(23) Hoá dược - dược lý 1

(22) Hóa phân tích 1,2

(21) Hóa dược

(20) Hóa lý dược

(19) Kiểm nghiệm dược phẩm

(18) Dược lâm sàng

(17) Quản lý dược

(16) Hóa dược-dược lý 1,2

(15) Đọc và viết tên thuốc

(14) Dược lý 2

(13) Pháp chế hành nghề dược

(12) Kinh tế dược

(11) Dược lý

(10) Thực hành dược khoa

(9) Thực vật

(8) Thực vật dược

(7) Dược liệu

(6) Thực hành công nghệ sản xuất dược phẩm

(5) Bảo quản

(4) Lý thuyết công nghệ sản xuất dược phẩm

(3) Công nghệ dược phẩm sản xuất thuốc

(2) Bào chế 2

(1) Bào chế và sinh dược học 1

Giới thiệu Ngành Dược sĩ trình độ đại học

Chương trình đào tạo Dược sĩ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
(Ban hành theo Quyết định số:12/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo)
Hà Nội, tháng 4 – 2001 



BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
Số: 12/2001/QĐ-BGD&Đt
     Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
    Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
               Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2001



QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Về việc ban hành chương trình khung các ngành đào tạo Đại Học, Cao Đẳng
thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 - 3- 1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 - 3- 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, của cơ quan ngang Bộ.
- Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 - 8 - 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
- Căn cứ báo cáo của các Hội đồng ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ được thành lập theo Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28 - 9 - 1999, số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29 - 12 - 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế tại công văn số 2588/YT/K2ĐT ngày 10 - 4 - 2001.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học. 
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành chương trình khung của các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ gồm (văn bản kèm theo).
 1.  Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy, 6 năm.
 2.  Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)..
 3.  Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm.
 4.  Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, 6 năm.
 5.  Chương trình đào tạo Dược sĩ, 5 năm.
 6.  Chương trình đào tạo Dược sĩ, 4 năm (hệ chuyên tu cũ)
 7.  Chương trình đào tạo Cử nhân y tế công cộng, 4 năm.
 8.  Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng, 4 năm
 9.  Chương trình đào tạo cử nhân Kỹ thuật y học, 4 năm (cho 4 chuyên ngành: Xét nghiệm, Vật lý trị liệu, Kỹ thuật hình ảnh, Phục hình răng)
 10.  Chương trình đào tạo Cao đẳng điều dưỡng.
Điều 2 Chương trình này được áp dụng trong các trường đại học, cao đẳng khối y, dược và các khoa y thuộc các trường đại học từ năm học 2001 - 2002
Điều 3: Bộ y tế tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng chương trình chi tiết cho các ngành đào tạo, chỉ đạo việc biên soạn và phê duyệt các giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập.
Điều 4: Các Ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Đào tạo thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng khối y, dược, Hiệu trưởng trường đại học có khoa y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
      - Như điều 4.
      - Bộ Y tế.
      - Lưu VP, Vụ ĐH.
K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỨ TRƯỞNG


VŨ NGỌC HẢI




CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO DƯỢC SỸ
(Ban hành theo quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 4 năm 2001) 

Chương trình khung đào tạo Dược sỹ được xây dựng theo các quyết định của Bộ giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ và Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng Ngành Dược học.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH DƯỢC HỌC




PGS.TS. TỪ MINH KOÓNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÓM NGÀNHKHOA HỌC SỨC KHỎE




PGS.TS. LÊ NGỌC TRỌNG



ĐẠI DIỆN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T/L BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ ĐẠI HỌC




PGS.TS ĐỖ VĂN CHỪNG
  
MỤC LỤC
  1. Lời giới thiệu.
  2. Giới thiệu ngành nghề đào tạo.
  3. Mô tả nhiệm vụ.
  4. Mục tiêu tổng quát.
  5. Quỹ thời gian của khoá học.
  6. Chương trình tổng quát đào tạo Dược sỹ.
  7. Mô tả thi tốt nghiệp.
  8. Cơ sở thực hành chủ yếu.
  9. Hướng dẫn thực hiện chương trình.
  10. Tài liệu tham khảo chính.
 LỜI GIỚI THIỆU:

 Chương trình đào tạo Dược sỹ đại học hệ chính quy tập trung được xây dựng trên cơ sở pháp lý của các văn bản sau đây:
- Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 2/12/1998.
- Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
- Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.
- Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.
- Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giaó trình đại học và Cao đẳng.
- Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành khoa học sức khoẻ.
- Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 28/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khoẻ.
- Quyết định số 5995/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập các Hội đồng chương trình đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.
- Công văn số 9898/K2ĐT ngày 30/12/1999 của Vụ trưởng Vụ Khoa học Đào tạo Bộ Y tế gửi Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch các Hội đồng chương trình đào tạo Đại học thuộc nhóm ngành khoa học sức khoẻ về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành khoa học sức khoẻ.
- Kết quả chương trình khung của Hội đồng đào tạo ngành ngành Dược được Chủ tịch hội đồng ngành ký ngày 7/6/2000 và ý kiến đóng góp của các cơ sở đào tạo.
Trong quá trình hoạt động biên soạn của Hội đồng chương trình đào tạo Dược sỹ và Hội đồng chương trình đào tạo Cao đẳng, Đại học nhóm ngành Khoa học sức khoẻ, đã tham khảo nhiều chương trình đào tạo Dược sỹ của nhiều Trường Đại học trong nước và nước ngoài, các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hội giáo dục Y học quốc tế và khu vực về việc chuẩn bị nhân lực y học cho thế kỷ XXI. Hội đồng cũng đã tham khảo ý kiến của các giáo sư, các giảng viên có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý của nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước. Các Hội đồng đã làm việc thận trọng, khẩn trương để hoàn thành chương trình này.

 GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:
 - Bậc học : Đại học
 - Nhóm ngành nghề đào tạo : Khoa học sức khoẻ
 - Ngành Đào tạo : Dược
 - Chức danh khi tốt nghiệp : Dược sĩ
 - Mã số đào tạo
 - Thời gian đào tạo : 5 năm
  Hình thức đào tạo : Chính quy tập trung
 - Đối tượng tuyển sinh : Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc.
 - Cơ sở đào tạo Trường Đại học Dược, Khoa dược của các trường Đại học
 - Nơi làm việc sau tốt nghiệp : Các cơ sở dược nhà nước và tư nhân có nhu cầu
 - Bậc sau đại học có thể tiếp tục học      : - Thạc sỹ.
: - Tiến sỹ.
            : - Chuyên khoa I
            : - Chuyên khoa II
  
 MÔ TẢ NHIỆM VỤ:
1. Hướng dẫn sử dụng thuốc:
 1.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
 1.2. Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
 1.3. Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
2. Bào chế, sản xuất thuốc:
 2.1. Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
 2.2. Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
3. Quản lý và cung ứng thuốc:
 3.1. Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
 3.2. Thực hiện các văn bản pháp qui về dược.
 3.3. Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
4. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp:
 4.1. Cập nhật các kiến thức về Y Dược học và về các lĩnh vực có liên quan, tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo được một số tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
 4.2. Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao và hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.
 MỤC TIÊU:
 Đào tạo Dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y-dược học cơ sở vững, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với Bác sỹ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
 QUỸ THỜI GIAN:
 1. Số năm học : 5 năm
 2. Tổng số tuần học (gộp các hình thức học tập) và thi : Tối đa 200 tuần
 3. Tổng số tuần thi (kể cả ôn tập) : Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
 4. Tổng số khối lượng kiến thức học tập : 270 đơn vị học trình  ( Tính theo đơn vị học trình )
 Cụ thể:
STT
Khối lượng học tập
Đơn vị trình *


TS
LT
TH
Tỷ lệ %

1.
Giáo dục đại cương ( gồm các môn chung và các môn khoa học cơ bản )
103
79
21
38,1

2.
Giáo dục chuyên nghiệp ( gồm các môn cơ sở và các môn chuyên môn ):






+ Phần bắt buộc
132
85
47
48,9


+ Phần tự chọn
20
**
**
7,4


+ Thi tốt nghiệp
15


5,6

Cộng
270


100

*: 01 đơn vị học trình: Tương đương 15 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm, 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng, thể dục và quân sự.
* * : Phần tự chọn ( đặc thù) lý thuyết, thực hành các trường đề xuất và xây dựng.
 CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT ĐÀO TẠO
A- Các môn học chung:
STT
Mã số
Môn học/học phần
TS ĐVHT
Phân bố ĐVHT
LT
TH
1.

Lịch sử triết học
2
2
0
2.

Triết học Mác-Lênin
4
4
0
3.

Kinh tế chính trị Mác Lê nin
4
4
0
4.

Tâm lý và đạo đức y-dược học
2
2
0
5.

Lịch sử Đảng CSVN
4
4
0
6.

Ngoại ngữ ( có NNCN)
18
18
0
7.

Giáo dục thể chất
3
1
2
8.

Giáo dục quốc phòng & y học quân sự
6
1
5
9.

Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
4
0
10.

Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
3
0
Cộng
50
43
7
B. Các môn khoa học cơ bản
STT
Mã số
Môn học/học phần
TS ĐVHT
Phân bố ĐVHT
LT
TH
1.

Toán cao cấp
4
4
0
2.

Toán xác suất thống kê
3
3
0
3.

Tin học
5
3
2
4.

Vật lý đại cương
8
6
2
5.

Hoá đại cương vô cơ
9
6
3
6.

Hoá hữu cơ
9
6
3
7.

Hoá phân tích
10
5
5
8.

Sinh học
5
3
2


Cộng
53
36
17


Tổng Cộng
103
73
24
C- Các môn học cơ sở:
STT
Mã số
Môn học/học phần
TS ĐVHT
Phân bố ĐVHT
LT
TH
1.

Giải phẫu sinh lý
8
6
2
2.

Hoá sinh
8
6
2
3.

Vi sinh
4
3
1
4.

Ký sinh trùng
3
2
1
5.

Sinh lý bệnh và Miễn dịch
4
4
0
6.

Dược lý
9
7
2
7.

Bệnh học cơ sở
6
4
2
8.

Môi trường
2
2
0
9.

Độc chất
3
2
1
10.

Dược dịch tễ học
3
2
1
11.

Thực vật dược
6
3
3
12.

Hoá lý dược
5
3
2
13.

Thực tế 1
3
0
3


Cộng
64
44
20
D- Các môn học chuyên môn:

STT
Mã số
Môn học/học phần
TS ĐVHT
Phân bố ĐVHT
LT
TH
1.

Y Dược học cổ truyền
6
4
2
2.

Dược liệu
9
5
4
3.

Hoá dược
8
6
2
4.

Bào chế và sinh dược học
10
7
3
5.

Pháp chế dược
3
2
1
6.

Kinh tế dược
4
3
1
7.

Dược lâm sàng
7
4
3
8.

Kiểm nghiệm dược phẩm
5
2
3
9.

Công nghệ sản xuất dược phẩm
10
5
5
10.

Dược xã hội học, DS, SKSS BVSKBMTE, các CTYTQG
3
3
3
11.

Thực tế 2
3
0
3


Cộng
68
41
27


Tổng Cộng
132
85
47
 MÔ TẢ THI TỐT NGHIỆP
1. Thời gian ôn thi và làm khoá luận : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo
2. Thời gian thi : Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo
3. Hình thức thi : Thi tốt nghiệp có thể là khoá luận tốt nghiệp, thi cuối khoá hoặc kết hợp cả hai hình thức:
 3.1. Làm khoá luận tốt nghiệp: Sinh viên có điểm trung bình chung học tập trong 4 năm đạt loại khá trở lên thì được Hội đồng thi tốt nghiệp nhà trường xem xét cho thực hiện khoá luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.
 3.2 Thi cuối khoá : Gồm hai phần Lý thuyết và Thực hành, điểm thi của từng phần độc lập với nhau:
  * Lý thuyết: : Thi viết câu hỏi truyền thống có cải tiến hoặc trắc nghiệm. Nội dung tổng hợp kiến thức các môn học chuyên môn.
  * Thực hành: : Có thể thi thực hành nhiều trạm ( OSPE ), chú ý đánh giá các kỹ năng thực hành bằng kết quả sản phẩm cụ thể, kỹ năng giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề.
4. Các Trường đại học Dược /Khoa Dược tham gia đào tạo Dược sỹ xác định nội dung, hình thức và lập kế hoạch thi tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế, báo cáo hai Bộ phê duyệt trước khi tổ chức thi.
 CƠ SỞ THỰC HÀNH CHỦ YẾU
1 Các phòng thực hành Trường Đại học Dược, Khoa Dược trường đại học, Khoa Dược bệnh viện và một số khoa phòng lâm sàng của các bệnh viện Trung ương được Bộ Y tế quy định.
2. Viện kiểm nghiệm, Công ty dược Trung ương, Xí nghiệp dược Trung ương, các hiệu thuốc được Bộ Y tế quy định.
3. Sở y tế, Công ty dược các tỉnh, Bệnh viện tỉnh, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, Trung tâm y tế huyện, Tram y tế xã.


 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình:
  Chương trình khung đào tạo Dược sỹ được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất ban hành và thực hiện ở tất cả các Trường Đại học Dược/Khoa Dược để đào tạo Dược sỹ trình độ đại học. Chương trình gồm 270 đơn vị học trình, trong đố có 235 đơn vị học trình bắt buộc và 20 đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) và 15 đơn vị học trình thi tốt nghiệp. Việc triển khai chi tiết chương trình và giám sát chất lượng chuyên môn do Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện. Phần nội dung chương trình bắt buộc, các Trường phải tổ chức giảng dạy đủ khối lượng kiến thức đã quy định. Phần nội dung chương trình tự chọn (đặc thù), tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi Trường/Khoa mà xây dựng phần đặc thù của Trường/Khoa mình.
Trên cơ sở các đơn vị học trình bắt buộc và đơn vị học trình tự chọn (đặc thù) đã được phê duyệt, từng Trường/Khoa biên soạn chương trình chi tiết từng môn học và trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành để thực hiện.

2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian:
 - Các Trường/Khoa chủ động bố trí và điều chỉnh các học phần của các học kỳ nhưng phải đảm bảo tính logic và tính hệ thống của chương trình đào tạo theo trình tự để sinh viên học các môn khoa học cơ bản, Y- Dược học cơ sở, trước khi học các môn chuyên ngành.
 - Các Trường/Khoa sắp xếp chương trình và triển khai thực hiện, có thể áp dụng phương pháp mới như lồng ghép, cấu trúc chương trình theo theo khối thời gian (Bloc)... nhưng cần thận trọng, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và báo cáo Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Thực tập, thực hành lâm sàng, thực tế tại cộng đồng:
 3.1 Thực tập:
  Tổ chức thực hiện thực tập tại phòng thí nghiệm theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế. Tuy nhiên do yêu cầu nghề nghiệp và để đảm bảo chất lượng đào tạo, Nhà trường có thể quy định điểm kết thúc mỗi học phần là điểm độc lập hoặc tổng hợp của điểm lý thuyết và điểm thực tập.
 3.2 Thực tế tại cộng đồng
  Trong khoá học sẽ có đi thực tế tại cộng đồng, có thể sắp xếp thành một hoặc hai đợt tại các cơ sở thực hành dược ở Trung ương, Thành phố, Tỉnh, sau khi đã học xong các môn học/học phần Y-Dược học cơ sở, Môi trường học, Giáo dục sức khoẻ và một số chuyên ngành Dược.

4. Phương pháp Dạy/Học:
 - Coi trọng tự học của sinh viên.
 - Tăng cường các phương tiện nghe nhìn, phương pháp dạy/học tích cực.
 - Khi đã có tương đối đủ sách giáo khoa khuyến khích giảm số giờ lên lớp lý thuyết trong chương trình để sinh viên có thời gian tự học.
 - Tăng cường hiệu quả các buổi thực tập trong phòng thí nghiệm, thực hành lâm sàng tại bệnh viện và thực tế tại cộng đồng bằng cách phân công giảng viên theo dõi giám sát kết hợp với giảng viên kiêm chức tại cơ sở, tổ chức kiểm tra khi kết thúc mỗi đơn vị học trình.

5. Kiểm tra, Thi:
 5.1 Kiểm tra sau mỗi đơn vị học trình ( lượng giá quá trình đào tạo )
 5.2 Thi sau mỗi học phần để tích luỹ chứng chỉ ( lượng giá kết thúc ):
  - Đối với các môn Khoa học cơ bản, Y - Dược học cơ sở sau mỗi học phần sinh viên phải có một điểm thi (một chứng chỉ).
  - Đối với các môn học chuyên ngành Dược, sau mỗi học phần sinh viên có thể phải có hai điểm thi ( chứng chỉ lý thuyết và thực hành ).
 5.3 Cách tính điểm:
  Theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế.

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỨ TRƯỞNG




VŨ NGỌC HẢI





 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1. Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương của Bộ GD-ĐT dùng cho các Trường Đại học, các Trường Cao đẳng sư phạm năm 1995.
2. Dự thảo định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 của Bộ GD-ĐT năm 1996.
3. Chương trình đào tạo bác sỹ đa khoa của Bộ Y tế năm 1997.
4. Chương trình đào tạo Dược sỹ Đại học, Bộ Y tế năm 1997
5. Định hướng chiến lược phát triển ngành Y tế đến năm 2020 của Bộ Y tế năm 1998.
6. Chương trình đào tạo Dược sỹ của trường Đại Học NEW SOUTH WALES (ÚC)  năm 1995-1996.
7. Chương trình đào tạo Dược sỹ của trường Đại Học SYDNEY (ÚC) năm 1995-1996
8. Chương trình đào tạo Dược sỹ tại Thái lan.